Lý do nào khiến bạn không thể nói được tiếng Anh ? Tại sao vậy ? Hãy cùng xem một vài nguyên nhân dưới đây để biết bạn đang rơi vào trường hợp nào để biết cách khắc phục nhé !
Mặc dù tiếng Anh có thể nói đi theo cả “tuổi thanh xuân” của bao người với rất nhiều năm học ở trường cũng như tại các trung tâm danh tiếng, thế nhưng việc nói tiếng Anh không phát triển lên được.
Cũng có biết bao người có thể nói lưu loát hơn và dễ nói hơn, tuy nhiên tỉ lệ có lẽ không đáng là bao. Phải chăng ở đâu đó vẫn còn có những rào cản khiến bạn không thể nào nói tiếng Anh được hiệu quả hơn.
#1. Môi trường học ảnh hưởng đến việc tập luyện
Đương nhiên rồi, môi trường là một truong những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hình thành nên tư tưởng là tiến bộ hay đi lùi lại phía sau. Dù nhiều hay ít thì môi trường cũng cần phải được trang bị những kiến thức nền tảng nhất để có thể thúc đẩy mọi người học tập.
Môn tiếng Anh cũng vậy, nhất là với tiếng Anh giao tiếp, nếu môi trường không có nhiều người nói tiếng Anh thì hiển nhiên chúng ta sẽ bị “nhiễm” theo thói quen là không nói tiếng Anh mấy.
Thế nên, khi buộc phải nói trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, chúng ta vẫn thường hay bối rối và ngại ngùng để diễn đạt.
Nếu môi trường ở trường lớp hay các trung tâm không thể tạo được nguồn cảm hứng lớn lao để bạn có thể luyện tập nói tiếng Anh mỗi ngày thì nhất định bạn phải tự mình tạo ra môi trường ấy.
Giờ đây người thầy vĩ đại nhất của mình là chính mình. Hãy tạo ra một không gian có thể luyện nói tiếng Anh nếu bạn thực sự đam mê với thứ tiếng phổ biến này.
Các ứng dụng công nghệ để nói chuyện với người nước ngoài rất phổ biến hiện nay.
Bạn cũng đừng nghĩ rằng nếu bạn sử dụng thứ tiếng Anh “tồi tệ” của mình sẽ bị chỉ trích hay cười nhạo gì đó. Không có chuyện đó đâu, ngôn ngữ chứ không phải là bất cứ thứ gì khác, là điều có lẽ khó tiếp thu hơn cả.
Các lớp học giao tiếp tiếng Anh online thực sự là một sự sáng tạo để mọi người học chỉ cần ngồi tại một nơi cố định để ôn luyện. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy rụt rè để nói tiếng Anh. Không sao, bạn có thể tự nói một mình, ghi âm lại giọng nói đó rồi cũng tự sửa cho chính mình.
Khi bạn cảm thấy đủ tự tin, hãy đi thêm bước nữa, là giao tiếp, là học nói ở các trung tâm. Nếu có điều kiện, hãy thử làm quen và kết bạn với người nước ngoài để chia sẻ những khó khăn và chắc chắn họ sẽ vui vẻ để lấp đầy những thiếu sót cho bạn đó!
#2. Hạn chế về vốn từ vựng và cấu trúc trong tiếng Anh
Đôi khi bạn sẽ nói rằng “chẳng biết cấu trúc nào để nói tiếng Anh cả!” hay “không biết nói gì cả!”, kiểu đại loại nhiều vấn đề như thế. Nhưng bạn có biết rằng, mỗi ngày bạn lật một trang sách ra là cả một khối kiến thức về các loại cấu trúc và từ vựng tiếng Anh không?
Chúng chỉ nằm trong tầm tay của bạn chứ không ở đâu xa vời cả, chúng ở rất gần bạn, ở ngay bên bạn mà thôi.
Mỗi ngày có lẽ bạn chỉ cần học một cấu trúc thôi cũng đủ để bạn cảm thấy vui rồi. Nhiều ngày như thế bạn sẽ có khá nhiều vốn kiến thức để nói.
Có lẽ cũng không cần phải lên mạng rồi gõ tìm kiếm các kiến thức để nói đâu vì chúng đôi khi được bạn ghi chép một cách cẩn thận trong một quyển vở xinh xinh nào đấy rồi!
Mỗi khi rảnh, hãy lật ra xem rồi cố nhớ một cụm từ, một cấu trúc, lâu dần thành thói quen. Thế là bạn sẽ biết hôm nay mình nói về gì, hôm nay mình có hứng thú để nói tiếng Anh về lĩnh vực nào!
#3. Thói quen ngại nói tiếng Anh, lười giao tiếp
Thực chất trong vô vàn các lý do thì có lẽ đây là lý do cao nhất cho tất cả mọi người. Nếu không ngại nói dù bạn có ít vốn từ vựng hay không biết nhiều kiến thức về một lĩnh vực, bạn vẫn có thể nói được tiếng Anh.
Thói quen ngại nói tiếng Anh là thuộc về bản thân người học, là cá thể độc lập nên tất nhiên không có ai có thể lay chuyển được.
Trừ phi là tự mình có ý thức và chủ động “cầm lái tương lai” mà thôi. Nếu bạn chán nản tiếng Anh thì cũng rất dễ hiểu thôi, cũng như bạn không thích ăn cá hay ăn tôm gì đó.
Nhưng nếu trong một hoàn cảnh cụ thể buộc bạn phải học tiếng Anh, phải nói tiếng Anh thì bạn hãy thử đến các cơ sở hay sử dụng các ứng dụng kiểu “tiếng Anh cho người lười” xem sao. Ở đó họ có những cách có thể khắc phục được tình trạng “lười” để bạn có thể nhanh chóng làm quen với việc tập luyện mỗi ngày.
Không phải chỉ riêng cách đó mới có thể làm thay đổi được thói quen của bạn. Tìm đến những người có “cùng chung cảnh ngộ” sẽ dễ dàng hơn để chia sẻ và học hỏi.
Bạn có lẽ cần bước ra khỏi môi trường vốn “cũ kĩ” kia để đến một thế giới mới có người hướng dẫn, có người chia sẻ kinh nghiệm, cũng có những ứng dụng hỗ trợ việc nói tiếng Anh nữa.
Trên đây là vài nguyên nhân cơ bản khiến bạn khó khăn trong việc nói tiếng Anh. Nhưng dù sao đi nữa, nếu bạn thực sự quyết tâm theo đuổi, có lẽ sẽ chẳng có một trở ngại nào có thể cản được bước chân bạn đ i!
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn ^^
Đăng nhận xét