Một câu hỏi thường được đặt ra là: Tại sao bản trình chiếu của bạn trông thật đẹp khi kết hợp màu sắc theo cách này, nhưng lại tệ khi kết hợp theo cách khác? Tại sao lại như vậy và ta cần kết hợp màu sắc trong powerpoint như thế nào để khiến cho bài thuyết trình trở nên chuyên nghiệp? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ ĐỒ HỌA TRONG POWERPOINT
Các phiên bản mới của Powerpoint, bắt đầu từ 2010 trở đi, có những công cụ hỗ trợ đồ họa tuyệt vời. Ngay cả những người không có thiên hướng về nghệ thuật cũng có thể tạo ra những trang trình chiếu với hiệu ứng đẹp mắt, đồ họa thu hút và trực quan. Nhưng làm thế nào để ứng dụng chúng hiệu quả đây?
Trước khi đi vào thảo luận về ảnh hưởng của màu sắc tới thị giác, hãy chia nhỏ nội dung ra nhé.
CÁC NHÓM MÀU SẮC
CÁC NHÓM MÀU
Ta có thể phân loại màu thành hai nhóm lớn: màu nóng và màu lạnh.
Đỏ, vàng, cam là những gam màu nóng. Những màu này nổi bật và thu hút sự chú ý – đặc biệt là màu đỏ tươi.
Xanh lục, xanh lam, tím là những gam màu lạnh. Những màu này thường làm nền và ít gây chú ý – càng tối càng ít. Tương tự với màu trắng và những màu sáng: bắt mắt; màu đen và những màu tối: ít bị chú ý.
SỐ LƯỢNG VÀ ĐỘ TƯƠNG PHẢN MÀU
Mặc dù đã chia thành các nhóm màu, hãy nhớ rằng hiệu ứng thị giác không cố định. Chúng có thể đảo ngược thông qua cách người ta kết hợp số lượng màu sắc tương phản. Ví dụ như việc bạn đặt một chấm đen nhỏ vào background trắng, thứ nổi bật hơn sẽ là chấm đen, đối lập với mảng trắng xung quanh. Trong trường hợp này, não bộ sẽ quan tâm tới việc liệu các khối đó có truyền đạt một ý nghĩa hay mẫu hình nào đó không, thay vì chỉ phản ứng với đặc điểm màu sắc. Không mấy ngạc nhiên khi một số ảo ảnh thị giác lợi dụng điều này.
KẾT HỢP CÁC MÀU SẮC TRONG POWERPOINT
Khi kết hợp màu sắc trên powerpoint, bạn cần lưu ý tới các nhms màu, số lượng cũng như độ tương phản. Kết hợp các gam màu cùng nhóm với nhau khá an toàn. Màu nóng có thể đi cùng với màu nâu. Màu lạnh đi cùng xám khá ổn. Đen, trắng và be là những màu trung tính có thể đi cùng cả hai nhóm.
Việc kết hợp màu nóng và lạnh với nhau thường sẽ đem đến nhiều rắc rối. Chẳng hạn như xanh và đỏ như hai hình dưới đây:
Cảm giác mang lại rất khó chịu phải không nào? Không may đây là cách kết hợp được sử dụng rất thường xuyên.
Không chỉ vậy, những người mắc chứng mù màu sẽ gặp khó khăn bởi nếu sắc độ của màu văn bản không tương phản với sắc thái màu nền, họ không thể thấy gì cả.
Julie Terberg, nhà thiết kế đồng thời là PowerPoint MVP, đã chỉ ra rằng sử dụng themes có sẵn trong PowerPoint có thể giúp bạn lựa chọn kết hợp màu dễ hơn. Tuy nhiên bạn vẫn phải lựa chọn cẩn thận trong các điều kiện khác nhau.
SỰ TIỆN LỢI CỦA GRADIENT COLOR
Từ phiên bản 2010, Powerpoint cung cấp giao diện gradient color thân thiện cho người dùng. Việc sử dụng các sắc độ màu mờ dần hòa vào nhau sẽ giúp việc kết hợp màu sắc dễ dàng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như cách pha trộn màu sắc nền trời:
LƯU Ý VỀ MÀU SẮC VÀ VĂN BẢN
Quay trở lại vấn đề về số màu và tương phản màu, đây là những vấn đề bạn cần lưu ý khi trang chiếu chứa văn bản. Việc lựa chọn nền văn bản đơn giản và tương phản mạnh với màu văn bản sẽ giúp thông điệp trở nên thu hút hơn.
Trong trường hợp đặt văn bản lên trên ảnh, việc kiểm soát độ tương phản trở nên khó khăn hơn. Ta có thể khắc phục bằng cách đặt văn bản tại những vùng màu ảnh tương phản với màu văn bản, thêm đổ bóng hoặc vầng ngoài để phân biệt. Hoặc ta có thể đặt một tấm nền lên ảnh:
MỘT SỐ MẸO CƠ BẢN:
- Dùng chữ đỏ chưa bao giờ là một ý kiến hay. Trong tất cả các màu, khi trình chiếu trên màn, màu đỏ luôn bị nhạt đi nếu có bất kì ánh sáng nào khác chiếu vào như ánh mặt trời lọt qua hoặc một nguồn sáng khác.
- Ngoại trừ lý do bất khả kháng hoặc có chủ đích, đừng sử dụng văn bản màu sáng. Trung thành với trắng hoặc be nhạt trên nền tối hoặc màu đen trên nền sáng.
- Tránh sử dụng gradient color trong văn bản trừ khi trang trí.
- Sử dụng gradient càng đơn giản càng tốt.
Đăng nhận xét