Làm gì - Ăn gì để chống say tàu xe không cần dung thuốc?


Làm gì - Ăn gì để chống say tàu xe không cần dung thuốc?

Làm gì - Ăn gì để chống say tàu xe không cần dung thuốc? Mẹo giúp tránh say tàu xe .Làm thế nào để giảm say tàu xe? Làm thế nào để chống say tàu xe khi đi đường dài? Làm gì ăn gì để không say xe

Xin chào các bạn Tết sắp đến cũng là dịp chúng ta nghỉ ngơi đón tết và cũng là dịp chúng ta phải đi lại nhiều cũng như thăm quan du lịch nhiều. Hôm nay Bít Tuốt Blog xin chia sẻ với các bạn những mẹo rất hay để giúp bạn chống say tàu xe tốt nhất

Nguyên nhân dẫn đến say tàu xe là gì ?

Say tàu xe là do rối loạn hoạt động ở tai trong làm ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng của cơ thể dẫn đến buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi. Đây là  triệu chứng quan trọng và điển hình nhất của các chứng say tàu xe. Đối với những người bình thường, sự khó chịu sẽ chấm dứt khi xong chuyến đi. 

Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh tim mạch hoặc tiêu hoá, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí kéo dài sau chuyến đi.

Làm gì để chống say tàu xe hiệu quả ?

- Khi đi tàu xe bạn có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, nói chuyện cùng một ai đó, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.

Ngủ đủ giấc, ăn bớt đi hơn so với khẩu phần hàng ngày và ăn trước 2 tiếng khi lên xe. Trước khi lên ô tô bạn không nên nhịn đói mà nên ăn lấp đầy chiếc bụng rỗng nhưng cần thận trọng với những loại đồ ăn thu nạp vào trong cơ thể.

Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Vì khói thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng say xe của bạn trở nên say xe hơn vì thế bạn nên đề nghị những người đi chung xe với bạn không nên hút thuốc lá. Ban có thể thì bạn hãy mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn.

Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn.

- Khi đi tàu, thuyền thì nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng mát. Nếu bạn có “tiền sử” bị say xe thì tốt nhất nên chọn ghế trước để ngồi vì sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị say xe. Thêm vào đó, khi đi xe bạn không nên nhìn ngang sang hai bên mà nên nhìn thẳng về phía trước. Hãy cố gắng ngủ trên xe vì giấc ngủ sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe dễ dàng hơn.

Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất.

- Phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu, xe đối với một số người (hiệu quả hơn 90%).

- Dùng một số biện pháp dân gian: ngửi chanh, cam, quýt, gừng, bánh mì… bạn có thể ngửi, nhấm nháp, ngậm khi buồn nôn.

- Theo kinh nghiệm dân gian thì lấy 1/2 củ khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa thật sạch, cắt miếng nhỏ, nhai nát để nuốt nước cũng có thể phòng chống được say tàu xe.

- Theo đông y thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.

- Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe. Ngoài ra, bạn có thể làm bằng cách trước khi lên xe lấy một miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể phòng chống được say xe thêm trầm trọng.

- Ngoài ra, có thể thực hiện cách xoa dầu gió vào hai huyệt thái dương, hai huyệt nội quan (giữa hai gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3-4cm, huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), hai huyệt phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy hai lát gừng tươi buộc vào hai huyệt nội quan.

Ăn gì để chống say tàu xe ?

Ăn gì để chống say tàu xe ? - Nước lõi cải trắng: Lõi cải trắng 1 chiếc, gừng tươi 3 lát, đường đỏ 60g. Lõi cải trắng thái mỏng, cho vào nồi nước nấu chín. Cho đường đỏ vào cùng nấu kỹ

Trà cà rốt, vỏ trứng: Cà rốt 200g, vỏ trứng gà 20g, đường phèn 15g. Cà rốt, vỏ trứng rửa sạch, thái vụn. Cho cả vào nồi, chế đủ nước, ninh kỹ, cuối cùng cho đường phèn vào.

Rau cần xào trứng gà: Rau cần 80g, trứng gà 1 quả. Rau cần rửa sạch, thái đoạn. Cho rau cần vào chảo xào, đập trứng trộn lẫn, đảo tiếp đến khi chín.

Trà gừng, đường đỏ: Gừng tươi 1 củ, đường đỏ vừa đủ. Gừng tươi cạo vỏ, thái chỉ. Cho gừng vào cốc, bỏ đường đỏ vào, rót nước sôi hãm trong 15 phút.

Nhân hạt bí đao: Nhân hạt bí đao 400g đem phơi, sấy cho khô, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần.

Rễ mướp hầm thịt nạc: Rễ mướp 300g, thịt heo nạc 200g, muối vừa đủ. Rễ mướp rửa sạch, cắt khúc. Thịt heo rửa sạch, thái miếng mỏng. Cho rễ mướp vào nồi nước sôi nấu chín, cho tiếp thịt vào, nêm muối hầm kỹ là được.

Dưa chuột nấu trai: Dưa chuột 70g, thịt trai 60g, muối vừa đủ. Cho thịt trai vào nồi, đổ nước nấu chín. Dưa chuột rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nấu cùng. Nêm muối vừa miệng là được.

Nước sinh tố nho, rau cần: Nho 60g, rau cần 60g. Rau cần rửa sạch, thái đoạn nhỏ. Nho rửa sạch, cho cùng rau cần vào máy xay sinh tố xay nhuyễn để uống.

Một số lưu ý khác:

- Trước khi đi tàu xe không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không uống nhiều nước, tránh uống rượu, hút thuốc và tránh những mùi dễ gây nôn như: mùi xăng dầu, khói xe, thức ăn nhiều dầu mỡ và những thức ăn mình không thích ăn.

- Cũng có thể uống một số thuốc chống say trước khi đi tàu xe vài giờ để hòa hoãn và giải trừ triệu chứng buồn nôn chóng mặt.

- Chọn vị trí ngồi ít chòng chành (tránh chỗ bánh sau của xe) để hạn chế chóng mặt, buồn nôn và không ngồi ở chỗ có gió mạnh thổi thẳng vào mặt; buộc một nhánh tỏi đã bóc vỏ vào cổ tay cũng có tác dụng chống say xe.

1 Nhận xét

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn